Truy cập

Hôm nay:
160
Hôm qua:
53
Tuần này:
272
Tháng này:
5150
Tất cả:
336812

Ý kiến thăm dò

Bài truyền thông về bệnh đau mắt đỏ

Ngày 18/09/2023 15:30:19

BÀI TRUYỀN THÔNG VỀ BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ

Theo báo cáo giám sát của trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh, thành phố, hiện nay trên một số địa phương khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam đang xuất hiện nhiều bệnh nhân đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp) do vi rút Adeno. Bệnh có nguy cơ gia tăng, lan rộng trong cộng đồng. Tại huyện Nông Cống bệnh đau mắt đỏ đã xuất hiện rải rác ở các xã, thị trấn,đặc biệt là ở các trường mầm non có nguy cơ phát triển thành dịch. Để chủ động phòng chống bệnh đau mắt đỏ không để bệnh lây lan ra cộng đồng Trạm y tế cung cấp cho nhân dân một số kiến thức cơ bản để phát hiện và phòng tránh bệnh đau mắt đỏ.

ảnh đau mắt đỏ.jpg

Bệnh đau mắt đỏ là bệnh cấp tính, rất dễ lây trong cộng đồng nhưng bệnh thường lành tính ít để lại di chứng. Tuy nhiên bệnh đau mắt đỏ lại gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động. Có nhiều trường hợp chữa trị không đúng cách sẽ làm cho bệnh kéo dài và có biến chứng rất nguy hiểm tới thị lực sau này.

Bệnh thường xảy ra vào thời gian chuyển mùa nhất là sau khi có lũ.

Đối tượng có thể bị bệnh đau mắt đỏ là tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ nhỏ và những người đang mắc bệnh về mắt

Đường lây bệnh chủ yếu là do tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh: qua tay, qua vật dụng hàng ngày như khăn rửa mặt, đồ chơi, bát ăn, cốc uống, sử dụng nguồn nước nhiễm mầm bệnh, thói quyen dụi mắt. Bệnh lây lan nhanh ở những nơi đông dân, vùng có bể bơi, trường học.

Triệu chứng ban đầu của bệnh là gây gấy sốt, mệt, đau họng, sưng hạch trước tai. Từ 5-7 ngày sau thì một bên mắt bị đỏ, bị chảy nước mắt và có nhiều gỉ, có khi sáng ngủ dậy rỉ làm mi mắt dính chặt. Mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ. Bệnh thường bắt đầu từ một mắt, sau 3-5 ngày sau sẽ lây sang mắt còn lại. Bình thường bệnh sẽ khỏi sau 10-15 ngày .

Bệnh đau mắt đỏ hoàn toàn có thể chữa khỏi trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần và không để lại biến chứng. Nhưng nếu bệnh nhân không chữa trị đúng cách cũng có thể gây ra những biến chứng. Mắc phải những bệnh nguy hiểm về mắt như: viên kết mạc do vi rút APC gây đau mắt đỏ, viêm giác mạc, thời gian chữa trị kéo dài và ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng này.

Hiện nay bệnh đau mắt đỏ đang có nguy cơ bùng phát thành dịch vì thế chủ động phòng bệnh là biện pháp tốt nhất.

Để chủ động phòng, chống bệnh đau mắt đỏ, cục y tế dự phòng khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp sau đây:

1. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, khẩu trang…

2. Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường.

3. Sử dụng xà phòng hoặc các thuốc sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh.

4. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ.

5. Người bệnh hoặc người nghi đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kiệp thời. không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế.

Để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ trong cộng đồng người dân nên chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế khi có biểu hiện bệnh để được chữa trị kịp thời.

Nguồn: Trạm y tế xã Minh Nghĩa.

BÀI TRUYỀN THÔNG VỀ BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ

Theo báo cáo giám sát của trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh, thành phố, hiện nay trên một số địa phương khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam đang xuất hiện nhiều bệnh nhân đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp) do vi rút Adeno. Bệnh có nguy cơ gia tăng, lan rộng trong cộng đồng. Tại huyện Nông Cống bệnh đau mắt đỏ đã xuất hiện rải rác ở các xã, thị trấn,đặc biệt là ở các trường mầm non có nguy cơ phát triển thành dịch. Để chủ động phòng chống bệnh đau mắt đỏ không để bệnh lây lan ra cộng đồng Trạm y tế cung cấp cho nhân dân một số kiến thức cơ bản để phát hiện và phòng tránh bệnh đau mắt đỏ.

ảnh đau mắt đỏ.jpg

Bệnh đau mắt đỏ là bệnh cấp tính, rất dễ lây trong cộng đồng nhưng bệnh thường lành tính ít để lại di chứng. Tuy nhiên bệnh đau mắt đỏ lại gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động. Có nhiều trường hợp chữa trị không đúng cách sẽ làm cho bệnh kéo dài và có biến chứng rất nguy hiểm tới thị lực sau này.

Bệnh thường xảy ra vào thời gian chuyển mùa nhất là sau khi có lũ.

Đối tượng có thể bị bệnh đau mắt đỏ là tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ nhỏ và những người đang mắc bệnh về mắt

Đường lây bệnh chủ yếu là do tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh: qua tay, qua vật dụng hàng ngày như khăn rửa mặt, đồ chơi, bát ăn, cốc uống, sử dụng nguồn nước nhiễm mầm bệnh, thói quyen dụi mắt. Bệnh lây lan nhanh ở những nơi đông dân, vùng có bể bơi, trường học.

Triệu chứng ban đầu của bệnh là gây gấy sốt, mệt, đau họng, sưng hạch trước tai. Từ 5-7 ngày sau thì một bên mắt bị đỏ, bị chảy nước mắt và có nhiều gỉ, có khi sáng ngủ dậy rỉ làm mi mắt dính chặt. Mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ. Bệnh thường bắt đầu từ một mắt, sau 3-5 ngày sau sẽ lây sang mắt còn lại. Bình thường bệnh sẽ khỏi sau 10-15 ngày .

Bệnh đau mắt đỏ hoàn toàn có thể chữa khỏi trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần và không để lại biến chứng. Nhưng nếu bệnh nhân không chữa trị đúng cách cũng có thể gây ra những biến chứng. Mắc phải những bệnh nguy hiểm về mắt như: viên kết mạc do vi rút APC gây đau mắt đỏ, viêm giác mạc, thời gian chữa trị kéo dài và ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng này.

Hiện nay bệnh đau mắt đỏ đang có nguy cơ bùng phát thành dịch vì thế chủ động phòng bệnh là biện pháp tốt nhất.

Để chủ động phòng, chống bệnh đau mắt đỏ, cục y tế dự phòng khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp sau đây:

1. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, khẩu trang…

2. Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường.

3. Sử dụng xà phòng hoặc các thuốc sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh.

4. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ.

5. Người bệnh hoặc người nghi đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kiệp thời. không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế.

Để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ trong cộng đồng người dân nên chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế khi có biểu hiện bệnh để được chữa trị kịp thời.

Nguồn: Trạm y tế xã Minh Nghĩa.