Bài tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm
BAN CHỈ ĐẠO AN TOÀN THỰC PHẨM XÃ MINH NGHĨA
Bài tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm
Hiện nay vấn đề An toàn thực phẩm (ATTP) luôn được các cấp chính quyền, và toàn xã hội quan tâm hàng đầu. Chất lượng ATTP có tầm quan trọng đặc biệt, đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khoẻ con người, chất lượng cuộc sống của mỗi chúng ta.
An toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe gây mất an toàn, ngộ độc thực phẩm mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội.
Trong những ngày trời mùa hè nóng bức, cùng với nguồn thực phẩm không an toàn là điều kiện thuận lợi cho các loại vi rús gây những bệnh về đường tiêu hóa như: ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy cấp, tả
Hưởng ứng "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2022, UBND xã xin giới thiệu với toàn thể nhân dânvề những quy định về an toàn thực phẩm.
Hiện nay các vụ ngộ độc thực phẩm tại một số bếp ăn tập thể, nhiều thông tin liên tục về tình hình ATVSTP ở một số địa phương trong nước càng làm bùng lên sự lo lắng của mọi người.
1. Nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thực phẩm nhiễm vi sinh độc hại là một nguyên nhân chính yếu gây nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể.
- Các hoá chất không được phép sử dụng nhưng vẫn được người sản xuất, kinh doanh sử dụng trong chăn nuôi, bảo quản, chế biến thực phẩm như: formol, hàn the, màu công nghiệp đặc biệt phẩm Sudan,
- Các hoá chất được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, nhưng lại được dùng quá hàm lượng cho phép như các chất tạo ngọt tổng hợp, chất bảo quản chống mốc, chất chống oxy hoá.
- Dư lượng thuốc trừ sâu, diệt nấm, kim loại nặng trên rau quả vượt quá mức cho phép.
- Chât độc gốc tự nhiên trong một số thuỷ sản như cá nóc, mực xanh, trong một số thực phẩm như măng, sắn, độc tố sinh học biển gây tiêu chảy, gây mất trí nhớ, gây liệt cơ trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
- Chất độc sinh ra trong quá trình bảo quản không tốt như các loại hạt ngô, đậu tương, lạc, hat dẻ bị mốc.
- Chất độc gốc môi trường: kim loại nặng, dioxin.
Như vậy, để đảm bảo ATTP, phòng chống ngộ độc thì người tiêu dùng cần nắm được những kiến thức cơ bản về giữ gìn vệ sinh ATTP.
2. Yêu cầu của việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
a. Đảm bảo yêu cầu về thực phẩm.
- Thực phẩm tươi sống, không ôi thiu, không có mùi hôi.
- Thực phẩm không độc, không chứa chất độc.
- Thực phẩm chế biến sẵn phải có: Nhãn mác, nơi sản xuất,hạn sử dụng. Không nên dùng hàng không có xuất xứ nơi sản xuất.
b. Quy trình chế biến thực phẩm phải khoa học: Nấu thức ăn chín kỹ.
c. Bảo quản đúng quy trình, hợp lý:
Không để thức ăn chế biến quá lâu trước khi ăn vì lúc đó vi khuẩn dễ xâm nhập gây bệnh.
3. Trong thực phẩm không an toàn chứa các mối nguy hiểm sau.
a. Mối nguy hiểm từ vi sinh vật:
- Vi khuẩn: Lỵ, tả gây tiêu chảy
- Virut Rôta, viêm gan A,E
- Ký sinh trùng: sán dây, sán chó.
* Nguồn gốc lây bệnh của Vi sinh vật :
- Từ chính cơ thể con người: tay cầm, bốc thức ăn hoặc tiếp xúc với dịch đờm rãi khạc nhổ.
- Nguyên liệu thực phẩm là động vật : ĐV có bệnh gây nhiễm VSV, ký sinh trùng...
- Chế biến nấu nướng không kỹ
- Bảo quản không đảm bảo: Không để nơi khô ráo, không đậy kín.
- Để thực phẩm nhiều giờ trước khi ăn gây ô nhiễm thứ cấp (vi khuẩn sẽ xâm nhập gây nhiễm vi khuẩn trong thức ăn).
b. Mối nguy hiểm từ hoá chất:
- Hoá chất Bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm, kim loại nặng: thuỷ ngân,kẽm... Hoá chất khác: kháng sinh, hoocmon....
+ Hoá chất Bảo vệ thực vật: dùng hoá chất bị cấm, dùng quá liều, chưa đủ thời gian cho phép thu hoạch.
+ Phụ gia thực phẩm: Dùng phụ gia thực phẩm bị cấm, dùng quá liều, không đúng chủng loại. Thường gặp ở những mặt hàng không rõ xuất xứ nguồn gốc.
+ Hoá chất khác: kháng sinh, hoocmon tăng trưởng dùng trong chăn nuôi gà công nghiệp, lợn công nghiệp...
c. Mối nguy hiểm từ độc tố tự nhiên có trong thực phẩm:
- Thực vật có độc như nấm độc
- Động vật có độc: Cá nóc, một số đồ hải sản ở biển, độc tố có trong cá ươn, độc tố trong con cóc. Do con người sử dụng thực phẩm không an toàn.
d. Thực phẩm biến chất:Là các loại thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, các hàng quán ở vỉa hè, đường phố. Vì vậy các bạn không nên ănnhững loại thực phẩm đó
Việc đảm bảo VSATTP chỉ có thể được giải quyết tốt nếu có sự tham gia thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, từ người quản lý, người sản xuất, đến người tiêu dùng đều phải đồng lòng thực hiện với mục tiêu giữ gìn sức khoẻ cho thế hệ chúng ta hôm nay và cả thế hệ tương lai của chúng ta.
4. Các giải pháp
- Tuyệt đối không sử dụng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh mục cho phép sản xuất để chế biến thực phẩm.
- Không sử dụng cồn công nghiệp để pha chế và sản xuất rượu cho người tiêu dùng.
- Vì sức khỏe người tiêu dùng, hãy đảm bảo thời gian cách ly sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Tuyệt đối không sử dụng hóa chất, kháng sinh ngoài danh mục, chất cấm trong chăn nuôi, nuôi chồng thủy sản.
- Vì sức khỏe của bản thân, vì an sinh xã hội không lạm dụng rượu , bia.
- Lựa chọn thực phẩm, rau, thịt, thủy sản tươi , sống, sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ cho bữa ăn ngon, an toàn sức khỏe.
- Để đảm bảo an toàn thực phẩm hãy ăn chín, uống chín, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
* Đối với các em học sinh cần:
+Ăn, uống sạch:Rửa tay trước khi ăn, ăn thức ăn đã nấu chín, uống nước đã đun sôi, Không ăn thức ăn bẩn, ươn, đã ôi thiu.
+ Ăn uống lịch sự: Ăn đúng giờ, đúng bữa, không ăn quà vặt, không cười đùa trong khi ăn, đề phòng hóc, sặc, nghẹn, khi ho, hắt hơi phải quay ra chỗ không người.
+ Ăn đủ no, ăn đủ chất:
- Những thức ăn, đồ uống cần ngăn cấm và hạn chế:
+ Rượu, thuốc lá, đường hóa học, phẩm mầu công nghiệp.
+ Tránh uống cà phê, trà đặc vì không tốt cho sức khỏe và có thể gây nghiện.
+ Hạn chế gia vị kích thích.
+ Hạn chế thức ăn có nhiều đường, chất béo.
+ Hạn chế uống nhiều nước đá, làm hỏng men răng, đồ uống có ga.
Ăn, uống hợp vệ sinh an toàn thực phẩm, khoa học sẽ giúp cho cơ thể phát triển khỏe mạnh, nâng cao sức khỏe cả thể chất và tinh thần, phòng tránh được nhiều bệnh.
Tin cùng chuyên mục
-
NHỮNG NGỌN ĐÈN SANG MÃI
29/07/2024 15:32:17 -
ĐỒNG CHÍ LƯƠNG MINH HÙNG, ỦY VIÊN BTV HUYỆN ỦY, TRƯỞNG BAN DÂN VẬN, CHỦ TỊCH MTTQ HUYỆN ỦY ĐI THĂM VÀ TẶNG QUÀ MẸ VNAH, THƯƠNG BỆNH BINH, THÂN NHÂN NGƯỜI CÓ CÔNG NHÂN DỊP 27/7
25/07/2024 11:03:12 -
LỄ TRỒNG CÂY TRONG CHƯƠNG TRÌNH "CHÙA XANH" TẠI CHÙA KHÁNH LONG
15/03/2024 09:53:46 -
KỶ NIỆM NGÀY GIỖ ĐẠI THẦN TƯỚNG QUÂN ĐỖ BÍ
04/03/2024 00:00:00
Bài tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm
BAN CHỈ ĐẠO AN TOÀN THỰC PHẨM XÃ MINH NGHĨA
Bài tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm
Hiện nay vấn đề An toàn thực phẩm (ATTP) luôn được các cấp chính quyền, và toàn xã hội quan tâm hàng đầu. Chất lượng ATTP có tầm quan trọng đặc biệt, đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khoẻ con người, chất lượng cuộc sống của mỗi chúng ta.
An toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe gây mất an toàn, ngộ độc thực phẩm mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội.
Trong những ngày trời mùa hè nóng bức, cùng với nguồn thực phẩm không an toàn là điều kiện thuận lợi cho các loại vi rús gây những bệnh về đường tiêu hóa như: ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy cấp, tả
Hưởng ứng "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2022, UBND xã xin giới thiệu với toàn thể nhân dânvề những quy định về an toàn thực phẩm.
Hiện nay các vụ ngộ độc thực phẩm tại một số bếp ăn tập thể, nhiều thông tin liên tục về tình hình ATVSTP ở một số địa phương trong nước càng làm bùng lên sự lo lắng của mọi người.
1. Nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thực phẩm nhiễm vi sinh độc hại là một nguyên nhân chính yếu gây nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể.
- Các hoá chất không được phép sử dụng nhưng vẫn được người sản xuất, kinh doanh sử dụng trong chăn nuôi, bảo quản, chế biến thực phẩm như: formol, hàn the, màu công nghiệp đặc biệt phẩm Sudan,
- Các hoá chất được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, nhưng lại được dùng quá hàm lượng cho phép như các chất tạo ngọt tổng hợp, chất bảo quản chống mốc, chất chống oxy hoá.
- Dư lượng thuốc trừ sâu, diệt nấm, kim loại nặng trên rau quả vượt quá mức cho phép.
- Chât độc gốc tự nhiên trong một số thuỷ sản như cá nóc, mực xanh, trong một số thực phẩm như măng, sắn, độc tố sinh học biển gây tiêu chảy, gây mất trí nhớ, gây liệt cơ trong nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
- Chất độc sinh ra trong quá trình bảo quản không tốt như các loại hạt ngô, đậu tương, lạc, hat dẻ bị mốc.
- Chất độc gốc môi trường: kim loại nặng, dioxin.
Như vậy, để đảm bảo ATTP, phòng chống ngộ độc thì người tiêu dùng cần nắm được những kiến thức cơ bản về giữ gìn vệ sinh ATTP.
2. Yêu cầu của việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
a. Đảm bảo yêu cầu về thực phẩm.
- Thực phẩm tươi sống, không ôi thiu, không có mùi hôi.
- Thực phẩm không độc, không chứa chất độc.
- Thực phẩm chế biến sẵn phải có: Nhãn mác, nơi sản xuất,hạn sử dụng. Không nên dùng hàng không có xuất xứ nơi sản xuất.
b. Quy trình chế biến thực phẩm phải khoa học: Nấu thức ăn chín kỹ.
c. Bảo quản đúng quy trình, hợp lý:
Không để thức ăn chế biến quá lâu trước khi ăn vì lúc đó vi khuẩn dễ xâm nhập gây bệnh.
3. Trong thực phẩm không an toàn chứa các mối nguy hiểm sau.
a. Mối nguy hiểm từ vi sinh vật:
- Vi khuẩn: Lỵ, tả gây tiêu chảy
- Virut Rôta, viêm gan A,E
- Ký sinh trùng: sán dây, sán chó.
* Nguồn gốc lây bệnh của Vi sinh vật :
- Từ chính cơ thể con người: tay cầm, bốc thức ăn hoặc tiếp xúc với dịch đờm rãi khạc nhổ.
- Nguyên liệu thực phẩm là động vật : ĐV có bệnh gây nhiễm VSV, ký sinh trùng...
- Chế biến nấu nướng không kỹ
- Bảo quản không đảm bảo: Không để nơi khô ráo, không đậy kín.
- Để thực phẩm nhiều giờ trước khi ăn gây ô nhiễm thứ cấp (vi khuẩn sẽ xâm nhập gây nhiễm vi khuẩn trong thức ăn).
b. Mối nguy hiểm từ hoá chất:
- Hoá chất Bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm, kim loại nặng: thuỷ ngân,kẽm... Hoá chất khác: kháng sinh, hoocmon....
+ Hoá chất Bảo vệ thực vật: dùng hoá chất bị cấm, dùng quá liều, chưa đủ thời gian cho phép thu hoạch.
+ Phụ gia thực phẩm: Dùng phụ gia thực phẩm bị cấm, dùng quá liều, không đúng chủng loại. Thường gặp ở những mặt hàng không rõ xuất xứ nguồn gốc.
+ Hoá chất khác: kháng sinh, hoocmon tăng trưởng dùng trong chăn nuôi gà công nghiệp, lợn công nghiệp...
c. Mối nguy hiểm từ độc tố tự nhiên có trong thực phẩm:
- Thực vật có độc như nấm độc
- Động vật có độc: Cá nóc, một số đồ hải sản ở biển, độc tố có trong cá ươn, độc tố trong con cóc. Do con người sử dụng thực phẩm không an toàn.
d. Thực phẩm biến chất:Là các loại thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, các hàng quán ở vỉa hè, đường phố. Vì vậy các bạn không nên ănnhững loại thực phẩm đó
Việc đảm bảo VSATTP chỉ có thể được giải quyết tốt nếu có sự tham gia thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, từ người quản lý, người sản xuất, đến người tiêu dùng đều phải đồng lòng thực hiện với mục tiêu giữ gìn sức khoẻ cho thế hệ chúng ta hôm nay và cả thế hệ tương lai của chúng ta.
4. Các giải pháp
- Tuyệt đối không sử dụng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh mục cho phép sản xuất để chế biến thực phẩm.
- Không sử dụng cồn công nghiệp để pha chế và sản xuất rượu cho người tiêu dùng.
- Vì sức khỏe người tiêu dùng, hãy đảm bảo thời gian cách ly sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Tuyệt đối không sử dụng hóa chất, kháng sinh ngoài danh mục, chất cấm trong chăn nuôi, nuôi chồng thủy sản.
- Vì sức khỏe của bản thân, vì an sinh xã hội không lạm dụng rượu , bia.
- Lựa chọn thực phẩm, rau, thịt, thủy sản tươi , sống, sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ cho bữa ăn ngon, an toàn sức khỏe.
- Để đảm bảo an toàn thực phẩm hãy ăn chín, uống chín, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
* Đối với các em học sinh cần:
+Ăn, uống sạch:Rửa tay trước khi ăn, ăn thức ăn đã nấu chín, uống nước đã đun sôi, Không ăn thức ăn bẩn, ươn, đã ôi thiu.
+ Ăn uống lịch sự: Ăn đúng giờ, đúng bữa, không ăn quà vặt, không cười đùa trong khi ăn, đề phòng hóc, sặc, nghẹn, khi ho, hắt hơi phải quay ra chỗ không người.
+ Ăn đủ no, ăn đủ chất:
- Những thức ăn, đồ uống cần ngăn cấm và hạn chế:
+ Rượu, thuốc lá, đường hóa học, phẩm mầu công nghiệp.
+ Tránh uống cà phê, trà đặc vì không tốt cho sức khỏe và có thể gây nghiện.
+ Hạn chế gia vị kích thích.
+ Hạn chế thức ăn có nhiều đường, chất béo.
+ Hạn chế uống nhiều nước đá, làm hỏng men răng, đồ uống có ga.
Ăn, uống hợp vệ sinh an toàn thực phẩm, khoa học sẽ giúp cho cơ thể phát triển khỏe mạnh, nâng cao sức khỏe cả thể chất và tinh thần, phòng tránh được nhiều bệnh.