NHỮNG NGỌN ĐÈN SANG MÃINgày 29/07/2024 15:32:17 Mẹ Việt Nam anh hùng là danh hiệu thiêng liêng mà Nhà nước ta phong tặng, truy tặng cho những người Mẹ Việt Nam đã có nhiều cống hiến, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. Trong tháng 7 lịch sử, trở về thăm các mẹ Việt Nam anh hùng trên mảnh đất Nông Cống để được tri ân và hiểu thêm về sự hi sinh cao cả vĩ đại của những người mẹ Việt Nam, những người thầm lặng góp phần cho Tổ quốc Việt Nam mãi được bền vững, xanh tươi. Mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Kính ở thôn Tân Sơn xã Tân Khang năm nay đã 102 tuổi. Mẹ sinh được 7 người con, 3 trai, 4 gái. Trong những năm tháng cả nước cùng chung sức đánh giặc, chồng của Mẹ là dân công hỏa tuyến tại chiến dịch Điện Biên Phủ. Các con trai của Mẹ lần lượt ra chiến trường. Chiến tranh chưa kết thúc, con trai cả của Mẹ là Mai Hồng Sơn bị một mảnh đạn ghim trong đầu, là thương binh ¼ rồi sau này mất do vết thương chiến tranh. Con trai thứ của Mẹ là Mai Hồng Hải xung phong đi bộ đội năm 1979 rồi hi sinh tại chiến trường Campuchia năm 1981.
Mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Kính Đã hơn 40 năm trôi qua, vật đổi sao dời, tóc mẹ giờ đã bạc phơ, trí nhớ không còn minh mẫn, Mẹ đã quên rất nhiều thứ thường nhật, duy nhất chỉ có ký ức, hình dáng khuôn mặt đứa con trai Mẹ dứt ruột đẻ ra là mãi mãi hằn sâu trong trí nhớ. Mẹ nhớ đến chàng trai Mai Hồng Hải, người nhỏ nhỏ, gầy gầy nhưng mang chí lớn, thông minh học giỏi có tiếng trong làng. Mẹ nói Lúc hấn đi người hấn nhỏ con con, hấn dặn, con đi trả thù cho anh rồi con về, mà hấn đi một nước đến giờ. Nói rồi, Mẹ lại nghẹn ngào lòng lại quặn thắt nhớ con. Mẹ Kính nhớ lại, ngày đó, anh Hải đi tập kết ở Thị Long xã Tượng Sơn, mẹ thương anh nên thường đùm ít cơm, ít mạch vô mo cau rồi đi bộ mang vào gửi cho anh. Nhìn con đứng trong hàng ngũ nhỏ nhất cả tiểu đội, mẹ thương không cầm được nước mắt nhưng vì việc nước nên nén đau thương để anh yên tâm lên đường đánh giặc. Anh hứa với mẹ sẽ trở về khi đất nước hòa bình, mà lời hứa mãi dang dở, để lại Mẹ đau đáu khôn nguôi.
Mẹ VNAH Lê Thị Kính tham dự Đại hội thi đua Quyết thắng lực lượng vũ trang huyện Nông Cống giai đoạn 2019-2024 Cũng đã hơn 100 tuổi, ở cái tuổi xưa nay hiếm, Mẹ Nguyễn Thị Thông ở xã Trường Trung giờ đã quây quần bên con cháu của mình. Mẹ giờ có 11 cháu, 18 chắt, chút. Nhưng tận sâu trong lòng người Mẹ ấy, có những khoảng trống không thể lấp đầy. Mỗi cơn mưa chiều tháng 7, mẹ lại ngồi bên hiên cửa nhìn xa xăm, hai con của mẹ đã đi xa mà mãi chưa trở về. Mẹ Thông sinh được 5 người con trai. Cũng giống như bao bà mẹ khác trên đất nước này, khi đất nước chiến tranh, chồng và 5 con trai của Mẹ đều lần lượt ra chiến trường. Ở vùng đất đồng chua nước mặn, có mình mẹ ở lại tần tảo tháng ngày. Mẹ nhớ lại Lúc đó ông nhà tôi và các con đi hết, có một thân một mình cứ lầm lũi ra đồng mò tôm bắt ốc. Năm 1976, trận bão đã khiến căn nhà sập nát, một mình cố gắng chống chọi, khó khăn lắm chỉ đợi ngày đất nước sớm hòa bình, bố chúng nó và mấy đứa trở về. Ước mong là vậy, nhưng chiến tranh là khốc liệt, là mất mát, đau thương, là ly tán. Kết thúc chiến tranh, 2 con của Mẹ đã nằm lại mãi mãi nơi chiến trường. Con cả của Mẹ là liệt sỹ Nguyễn Bá Cường, đi bộ đội năm 1966 và hi sinh năm 1968 ở chiến dịch Mậu Thân. Con trai thứ 3 của Mẹ là Nguyễn Bá Hoa đi bộ đội năm 1979 và hy sinh năm 1981 ở chiến trường Campuchia. Giây phút nhận giấy báo tử của các con cũng là lúc tưởng như những mảnh đạn xuyên ngang qua trái tim của Mẹ. Không gì có thể lột tả được nỗi đau ấy. Các anh hi sinh mà không để lại một di ảnh hay lá thư nào. Mẹ nhớ các anh chỉ có thể lần mò trong ký ức, lấy tay ôm chặt con tim, để tưởng như các anh đã trở về trong vòng tay Mẹ.
Mẹ VNAH Nguyễn Thị Thông và các cháu Trong 2 liệt sỹ của Mẹ, giờ mới có hài cốt của Liệt sỹ Nguyễn Bá Hoa đã tìm thấy năm 2008 và trở về với quê Mẹ. Còn hài cốt của liệt sỹ Nguyễn Bá Cường vẫn còn đâu đó trên đất nước này, khiến lòng Mẹ đau đáu không yên. Cũng giống như Mẹ Thông, Mẹ Kính, Mẹ Việt Nam anh hùng Đỗ Thị The ở thôn Cung Điền xã Minh Nghĩa cũng đã mấy lần tiễn con đi, bao lần khóc thầm lặng lẽ. Mẹ có chồng là Liệt sỹ Trần Gia Hương đi kháng chiến chống Pháp, hi sinh năm 1953 khi đang trên đường tải gạo phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ và chưa tìm thấy hài cốt. Mẹ có 3 con trai thì 2 anh xung phong đi bộ đội. Kết thúc chiến tranh, con trai Mẹ là Trần Dương Hoan đã hi sinh năm 1979 ở Biên giới Campu chia. Mẹ là vợ liệt sỹ rồi lại là mẹ liệt sỹ. Chẳng có nỗi đau nào hơn. Mẹ giờ đã 102 tuổi, nhớ nhớ quên quên. Nhưng mẹ luôn nhớ về đứa con trai đẹp trai, trắng trẻo, rất đông bạn bè của Mẹ. Thi thoảng anh trở về trong những giấc mơ chập chờn như muốn an ủi, vỗ về Mẹ, mong Mẹ được ngon giấc mỗi đêm. Mẹ VNAH Đỗ Thị The bên các con tại xã Minh Nghĩa Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, toàn huyện Nông Cống có 338 mẹ Việt Nam anh hùng. Trong đó có 2 bà mẹ Việt Nam anh hùng có từ 4-5 con là liệt sỹ. 2 Bà mẹ Việt Nam anh hùng là 2 chị em ruột. Hiện nay, chỉ còn 3 mẹ còn sống là Mẹ Lê Thị Kính ở Tân Khang, mẹ Đỗ Thị The ở Minh Nghĩa, mẹ Nguyễn Thị Thông ở xã Trường Trung. Trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc vĩ đại, các Mẹ Việt Nam anh hùng đã trở thành những người chiến sỹ thầm lặng, góp phần làm nên những trang sử hào hùng của dân tộc, tạc vào dáng hình đất nước. Nhằm tri ân những đóng góp to lớn của các mẹ Việt, Nam anh hùng cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, những năm qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các cấp chính quyền đã thực hiện tốt chế độ chính sách chăm lo đời sống cho các mẹ bằng những việc làm cụ thể. Cùng với các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước, hiện nay, trên địa bàn huyện, Hiệp hội Doanh nghiệp huyện Nông Cống và Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 Thanh Hóa đang nhận phụng dưỡng các Mẹ góp phần bù đắp một phần nhỏ bé chia sớt nỗi mất mát đau thương của các Mẹ. Dẫu biết rằng, sẽ chẳng có gì có thể bù đắp nổi nỗi đau ấy, nhưng đó là những tình cảm chân thành xuất phát sự lòng tôn kính, biết ơn sâu sắc mong muốn các mẹ được sống vui, sống thọ trong cảnh đất nước hòa bình, thống nhất. Tháng 7 lịch sử, tháng tri ân của dân tộc Việt Nam, của truyền thống uống nước nhớ nguồn, hương khói nghi ngút trên các nghĩa trang khắp cả nước Việt, đâu đó trên mảnh đất này, con của các Mẹ đã nằm lại ở đó, xương cốt giờ đã hòa vào đất rồi hóa thành dáng núi, hình sông để Tổ quốc này mãi trường tồn, bền vững, cho thế hệ sau mãi được sống trong yên bình, hạnh phúc. Đó cũng là niềm an ủi cho nỗi đau của người Mẹ - những người Mẹ Việt Nam anh hùng. Theo quy luật của đất trời, rồi cũng có ngày các Mẹ trở về với tiên tổ, nhưng những sự hi sinh cống hiến của các Mẹ cho Tổ quốc sẽ mãi là ngọn đèn sáng, soi rọi mỗi chặng đường đi của dân tộc. Các mẹ mãi là điểm tựa tâm linh, khiến cho Tổ quốc này mãi trường tồn, vĩnh cữu. Trần Hà
Đăng lúc: 29/07/2024 15:32:17 (GMT+7)
Mẹ Việt Nam anh hùng là danh hiệu thiêng liêng mà Nhà nước ta phong tặng, truy tặng cho những người Mẹ Việt Nam đã có nhiều cống hiến, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. Trong tháng 7 lịch sử, trở về thăm các mẹ Việt Nam anh hùng trên mảnh đất Nông Cống để được tri ân và hiểu thêm về sự hi sinh cao cả vĩ đại của những người mẹ Việt Nam, những người thầm lặng góp phần cho Tổ quốc Việt Nam mãi được bền vững, xanh tươi. Mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Kính ở thôn Tân Sơn xã Tân Khang năm nay đã 102 tuổi. Mẹ sinh được 7 người con, 3 trai, 4 gái. Trong những năm tháng cả nước cùng chung sức đánh giặc, chồng của Mẹ là dân công hỏa tuyến tại chiến dịch Điện Biên Phủ. Các con trai của Mẹ lần lượt ra chiến trường. Chiến tranh chưa kết thúc, con trai cả của Mẹ là Mai Hồng Sơn bị một mảnh đạn ghim trong đầu, là thương binh ¼ rồi sau này mất do vết thương chiến tranh. Con trai thứ của Mẹ là Mai Hồng Hải xung phong đi bộ đội năm 1979 rồi hi sinh tại chiến trường Campuchia năm 1981.
Mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Kính Đã hơn 40 năm trôi qua, vật đổi sao dời, tóc mẹ giờ đã bạc phơ, trí nhớ không còn minh mẫn, Mẹ đã quên rất nhiều thứ thường nhật, duy nhất chỉ có ký ức, hình dáng khuôn mặt đứa con trai Mẹ dứt ruột đẻ ra là mãi mãi hằn sâu trong trí nhớ. Mẹ nhớ đến chàng trai Mai Hồng Hải, người nhỏ nhỏ, gầy gầy nhưng mang chí lớn, thông minh học giỏi có tiếng trong làng. Mẹ nói Lúc hấn đi người hấn nhỏ con con, hấn dặn, con đi trả thù cho anh rồi con về, mà hấn đi một nước đến giờ. Nói rồi, Mẹ lại nghẹn ngào lòng lại quặn thắt nhớ con. Mẹ Kính nhớ lại, ngày đó, anh Hải đi tập kết ở Thị Long xã Tượng Sơn, mẹ thương anh nên thường đùm ít cơm, ít mạch vô mo cau rồi đi bộ mang vào gửi cho anh. Nhìn con đứng trong hàng ngũ nhỏ nhất cả tiểu đội, mẹ thương không cầm được nước mắt nhưng vì việc nước nên nén đau thương để anh yên tâm lên đường đánh giặc. Anh hứa với mẹ sẽ trở về khi đất nước hòa bình, mà lời hứa mãi dang dở, để lại Mẹ đau đáu khôn nguôi.
Mẹ VNAH Lê Thị Kính tham dự Đại hội thi đua Quyết thắng lực lượng vũ trang huyện Nông Cống giai đoạn 2019-2024 Cũng đã hơn 100 tuổi, ở cái tuổi xưa nay hiếm, Mẹ Nguyễn Thị Thông ở xã Trường Trung giờ đã quây quần bên con cháu của mình. Mẹ giờ có 11 cháu, 18 chắt, chút. Nhưng tận sâu trong lòng người Mẹ ấy, có những khoảng trống không thể lấp đầy. Mỗi cơn mưa chiều tháng 7, mẹ lại ngồi bên hiên cửa nhìn xa xăm, hai con của mẹ đã đi xa mà mãi chưa trở về. Mẹ Thông sinh được 5 người con trai. Cũng giống như bao bà mẹ khác trên đất nước này, khi đất nước chiến tranh, chồng và 5 con trai của Mẹ đều lần lượt ra chiến trường. Ở vùng đất đồng chua nước mặn, có mình mẹ ở lại tần tảo tháng ngày. Mẹ nhớ lại Lúc đó ông nhà tôi và các con đi hết, có một thân một mình cứ lầm lũi ra đồng mò tôm bắt ốc. Năm 1976, trận bão đã khiến căn nhà sập nát, một mình cố gắng chống chọi, khó khăn lắm chỉ đợi ngày đất nước sớm hòa bình, bố chúng nó và mấy đứa trở về. Ước mong là vậy, nhưng chiến tranh là khốc liệt, là mất mát, đau thương, là ly tán. Kết thúc chiến tranh, 2 con của Mẹ đã nằm lại mãi mãi nơi chiến trường. Con cả của Mẹ là liệt sỹ Nguyễn Bá Cường, đi bộ đội năm 1966 và hi sinh năm 1968 ở chiến dịch Mậu Thân. Con trai thứ 3 của Mẹ là Nguyễn Bá Hoa đi bộ đội năm 1979 và hy sinh năm 1981 ở chiến trường Campuchia. Giây phút nhận giấy báo tử của các con cũng là lúc tưởng như những mảnh đạn xuyên ngang qua trái tim của Mẹ. Không gì có thể lột tả được nỗi đau ấy. Các anh hi sinh mà không để lại một di ảnh hay lá thư nào. Mẹ nhớ các anh chỉ có thể lần mò trong ký ức, lấy tay ôm chặt con tim, để tưởng như các anh đã trở về trong vòng tay Mẹ.
Mẹ VNAH Nguyễn Thị Thông và các cháu Trong 2 liệt sỹ của Mẹ, giờ mới có hài cốt của Liệt sỹ Nguyễn Bá Hoa đã tìm thấy năm 2008 và trở về với quê Mẹ. Còn hài cốt của liệt sỹ Nguyễn Bá Cường vẫn còn đâu đó trên đất nước này, khiến lòng Mẹ đau đáu không yên. Cũng giống như Mẹ Thông, Mẹ Kính, Mẹ Việt Nam anh hùng Đỗ Thị The ở thôn Cung Điền xã Minh Nghĩa cũng đã mấy lần tiễn con đi, bao lần khóc thầm lặng lẽ. Mẹ có chồng là Liệt sỹ Trần Gia Hương đi kháng chiến chống Pháp, hi sinh năm 1953 khi đang trên đường tải gạo phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ và chưa tìm thấy hài cốt. Mẹ có 3 con trai thì 2 anh xung phong đi bộ đội. Kết thúc chiến tranh, con trai Mẹ là Trần Dương Hoan đã hi sinh năm 1979 ở Biên giới Campu chia. Mẹ là vợ liệt sỹ rồi lại là mẹ liệt sỹ. Chẳng có nỗi đau nào hơn. Mẹ giờ đã 102 tuổi, nhớ nhớ quên quên. Nhưng mẹ luôn nhớ về đứa con trai đẹp trai, trắng trẻo, rất đông bạn bè của Mẹ. Thi thoảng anh trở về trong những giấc mơ chập chờn như muốn an ủi, vỗ về Mẹ, mong Mẹ được ngon giấc mỗi đêm. Mẹ VNAH Đỗ Thị The bên các con tại xã Minh Nghĩa Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, toàn huyện Nông Cống có 338 mẹ Việt Nam anh hùng. Trong đó có 2 bà mẹ Việt Nam anh hùng có từ 4-5 con là liệt sỹ. 2 Bà mẹ Việt Nam anh hùng là 2 chị em ruột. Hiện nay, chỉ còn 3 mẹ còn sống là Mẹ Lê Thị Kính ở Tân Khang, mẹ Đỗ Thị The ở Minh Nghĩa, mẹ Nguyễn Thị Thông ở xã Trường Trung. Trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc vĩ đại, các Mẹ Việt Nam anh hùng đã trở thành những người chiến sỹ thầm lặng, góp phần làm nên những trang sử hào hùng của dân tộc, tạc vào dáng hình đất nước. Nhằm tri ân những đóng góp to lớn của các mẹ Việt, Nam anh hùng cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, những năm qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các cấp chính quyền đã thực hiện tốt chế độ chính sách chăm lo đời sống cho các mẹ bằng những việc làm cụ thể. Cùng với các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước, hiện nay, trên địa bàn huyện, Hiệp hội Doanh nghiệp huyện Nông Cống và Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 Thanh Hóa đang nhận phụng dưỡng các Mẹ góp phần bù đắp một phần nhỏ bé chia sớt nỗi mất mát đau thương của các Mẹ. Dẫu biết rằng, sẽ chẳng có gì có thể bù đắp nổi nỗi đau ấy, nhưng đó là những tình cảm chân thành xuất phát sự lòng tôn kính, biết ơn sâu sắc mong muốn các mẹ được sống vui, sống thọ trong cảnh đất nước hòa bình, thống nhất. Tháng 7 lịch sử, tháng tri ân của dân tộc Việt Nam, của truyền thống uống nước nhớ nguồn, hương khói nghi ngút trên các nghĩa trang khắp cả nước Việt, đâu đó trên mảnh đất này, con của các Mẹ đã nằm lại ở đó, xương cốt giờ đã hòa vào đất rồi hóa thành dáng núi, hình sông để Tổ quốc này mãi trường tồn, bền vững, cho thế hệ sau mãi được sống trong yên bình, hạnh phúc. Đó cũng là niềm an ủi cho nỗi đau của người Mẹ - những người Mẹ Việt Nam anh hùng. Theo quy luật của đất trời, rồi cũng có ngày các Mẹ trở về với tiên tổ, nhưng những sự hi sinh cống hiến của các Mẹ cho Tổ quốc sẽ mãi là ngọn đèn sáng, soi rọi mỗi chặng đường đi của dân tộc. Các mẹ mãi là điểm tựa tâm linh, khiến cho Tổ quốc này mãi trường tồn, vĩnh cữu. Trần Hà
|